Tổng quan Hiến pháp Thái Lan

Thái Lan có 20 bản Hiến pháp và Hiến chương (hiến pháp lâm thời) kể từ cuộc đảo chính năm 1932.

  1. Hiến chương lâm thời chính quyền Siêm năm 1932
  2. Hiến pháp Vương quốc Siêm năm 1932
  3. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1946
  4. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan (tạm thời) 1947
  5. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1949
  6. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1932 (sửa đổi năm 1952)
  7. Hiến chương chính quyền Vương quốc Thái Lan 1959
  8. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1968
  9. Hiến chương tạm thời chính quyền Vương quốc Thái Lan 1972
  10. Hiến pháp chính quyền Vương quốc Thái Lan 1974
  11. Hiến pháp chính quyền Vương quốc Thái Lan 1976
  12. Hiến chương chính quyền Vương quốc Thái Lan 1977
  13. Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan 1978
  14. Hiến chương chính quyền Vương quốc Thái Lan 1991
  15. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1991
  16. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 1997
  17. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan (tạm thời) 2006
  18. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 2007
  19. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan (tạm thời) 2014
  20. Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 2017

Sự thay đổi Hiến pháp thường diễn ra sau các cuộc đảo chính. Tuy có một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp năm 1959 của nhà độc tài quân sự Sarit Thanarat được sử dụng liên tục dưới nhiều chính quyền. Cuộc đảo chính năm 2006 ra bản Hiến pháp tạm thời chứ không phải hiến chương.

Số lượng các bản Hiến pháp và Hiến chương cho thấy sự bất ổn trong chính trị Thái Lan. Đa số các Hiến chương và Hiến pháp là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của các cuộc đảo chính quân sự. Hiến chương và Hiến pháp trong lịch sử Thái Lan không được coi là công cụ cho người dân kiểm soát chính quyền nhưng lại là sự kiểm soát của chính quyền lên người dân.

Tất cả Hiến chương và Hiến pháp đều cho phép chế độ quân chủ lập hiến. Sự thay đổi thường là sức mạnh của cơ quan lập pháp tỷ lệ với các nhà lập pháp được bầu bổ nhiệm, quyền lực Hoàng gia, và quyền lực của cơ quan hành pháp. Tỷ lệ thường bị ảnh hưởng bởi sức mạnh chính trị và quân sự của chính quyền, và sự hỗ trợ của Hoàng gia.

Dựa vào mức độ cơ quan lập pháp có thể chia 17 bản Hiến pháp và Hiến chương ra làm 3 nhóm:

  1. Cơ quan lập pháp bầu cử: cơ quan lập pháp được bầu hoàn toàn, Hiến pháp 1946 bao gồm bầu cả hai viện và Hiến pháp năm 1997 cả hai viện được bầu.
  2. Bổ nhiệm cơ quan lập pháp: cơ quan lập pháp được bầu một phần và được chỉ định bởi chính quyền một phần. Các thành viên được bổ nhiệm vào cơ quan lập pháp đủ để hạn chế quyền hạn của đại biểu dân cử. Thủ tướng là lãnh đạo hoặc thành viên quân sự, hoặc là người của Hoàng gia. Bao gồm các bản Hiến pháp 1947, 1949, 1952, 1968, 1974, 1978, 1991.
  3. Cơ quan hành pháp nắm quyền tuyệt đối: Người đứng đầu hành pháp gần như nằm quyền tuyệt đối hoặc nằm quyền hoàn toàn tuyệt đối, có hoặc không có cơ quan lập pháp, cơ quan lập pháp được bổ nhiệm hoàn toàn. Thủ tướng là lãnh đạo hoặc thành viên quân sự, hoặc là người của Hoàng gia. Bao gồm bản Hiến pháp 1932, 1959, 1972, 1976, Hiến chương 1991, và Hiến pháp tạm thời 2006.